Luật chơi Yu-Gi-Oh chính thức (Phần 4)

- Cập nhật 2 năm trước © Ninjakun
Đăng 2 năm trước / Lượt xem: 1658 -

Hướng dẫn Đấu bài

Theo như những chiên da hay gọi thì 1 Trận 3 Ván hay được gọi mà Match Bo3 (Best of 3).
Cơ bản thì kết quả hòa bây giờ rất ít xảy ra trong trò chơi này khi mà Konami có vẻ chuộng kết quả thắng thua hơn. Bây giờ ta thường chỉ thấy những Ván đấu/Trận đấu hòa khi cả 2 người chơi cùng... quên là phải đấu (mà thường bị xử cả 2 cùng thua hơn).
P/s: Exodia thì đã quá quen thuộc với mọi người. Đây là quái thú có điều kiện chiến thắng đầu tiên trong trò chơi, và cũng rất ngầu (và đương nhiên là khó): Có đủ 5 bộ phận của nó trên tay bạn. Nhưng chính vì nó thú vị đến thế nên rất nhiều người thích chiến thuật siêu rút bài, bốc cả Bộ bài trong 1 lượt và giành chiến thắng.

Đây là bước "dạo đầu" của mỗi Ván đấu:
- Bắt tay chảo hỏi (nhưng dịch bệnh đang phức tạp nên thôi), sau đó xào bài của bạn và cut Deck của đối thủ.
- Đặt bài lên chỗ cần đặt trên Bàn đấu (hoặc tưởng tượng trong đầu 1 cái Bàn đấu nếu bạn không có :3 )
- Kiểm tra số lá bài trong các Bộ bài Dự bị để đối chiếu sau các Ván đấu. (Còn đương nhiên đối thủ phải cho bạn biết số lá bài trong Bộ bài Chính và Đặc biệt của họ - nếu có)
- Cuối cùng là quyết định xem ai được chọn đi trước đi sau. Để cho trò chơi được cân bằng, người thua Ván trước được quyết định ở Ván sau.
- Rút 5 lá và "Duel!!"

Đây là trò chơi theo lượt, lượt ai thì người kia phải ngồi ngắm (và tất nhiên đấy là khi bạn không làm được gì trong lượt đối thủ, và chả ai muốn như thế cả rồi).
Theo như sơ đồ thì nếu bạn không muốn chiến đấu thì có thể bỏ qua và đi đến Giai đoạn kết thúc rồi kết thúc lượt luôn. Còn nếu muốn chiến đấu, bạn PHẢI TIẾN ĐẾN Giai đoạn Chính 2, cơ bản là đế đối thủ còn cơ hội để ứng biến sau khi (rất có thể là) mất nhiều quái thú và nhận nhiều thiệt hại sau khi chiến đấu.

"Đến lượt của ta, Rút bài!" LUÔN là hành động đầu tiên của mỗi lượt. Rút bài xong, thì các lá bài/hiệu ứng kia mới được kích hoạt. Cơ mà người đi trước không được rút nhé. Lý do thì đã nói rồi, đi trước tức là được bày binh bố trận và ít chịu ảnh hưởng hơn, nên 5 lá là đủ rồi, cho người đi sau chơi với.
Giai đoạn Chuẩn bị cơ bản là dành cho những hiệu ứng nhắc đến nó, và tất nhiên, những Cạm bẫy hoặc những lá bài/hiệu ứng Tức thời vẫn được kích hoạt.
Nhắc lại một chút thì những Ma pháp Tức thời/Cạm bẫy muốn được kích hoạt trong lượt đối thủ thì phải được Úp xuống sân từ những lượt trước nhé.

Đây là nơi mà những câu nói đại loại như "Tay không Handtrap, full COMBO đi!" hay "Thôi dẹp mẹ đi làm Ván mới, sân thế này thì qua thế đ*o nào được" xuất hiện nhiều nhất. Và đúng như tính chất của câu nói, vì đây là lúc bạn làm được hầu hết mọi thứ để thi triển Combo và chuẩn bị chiến đấu (cái này thì từ lượt 2 trở đi thôi, đi đầu mà được đấm thì bỏ xừ). Cũng chính vì vậy mà những Hiệu ứng Tức thời tỏ ra rất mạnh mẽ trong trò chơi vào lúc này vì đa số chúng không cần phải đợi đến Giai đoạn Chính của bạn để được kích hoạt.

Đầu tiên là 4 Bước trong Giai đoạn này. Rõ ràng là không ai muốn vào Giai đoạn Chiến đấu mà chỉ cầm có 1 quái thú cả (nhưng lỡ sân nó trống thì bạn phải sợ đấy vì 99% là tay nó cầm "Evenly Matched"), chính vì vậy nên Bước Chiến đấu và Bước Thiệt hại được sinh ra và lặp lại, xoay vòng để các quái thú đều được tấn công.

Đây là chi tiết về các Bước. Khởi đầu với Kết thúc thì quá dễ hiểu rồi, Bước Chiến đấu thì cũng không phải quá khó hiểu (chọn 1 quái bên mình, 1 quái bên đối – nếu có, và tuyên bố tấn công thôi).
Cái mệt mỏi nhất là Bước Thiệt hại. Hãy tưởng tượng đó là lúc 2 quái thú đang "so găng đọ kiếm" – khoảnh khắc linh thiêng của mỗi trận chiến nên trong lúc đó không thể kích hoạt hiệu ứng bừa bãi được. Nhìn ngắn ngắn thế thôi chứ có nguyên 1 phần to đùng đằng sau nói về nó đó.

Rõ ràng là với 1 trò chơi mang nặng tính chiến thuật như thế này, bất ngờ là điều không thể thiếu. Chính vì vậy quy lật "Tấn công lại" được ra đời.
(Nhưng nhớ là nó xảy ra TRONG BƯỚC CHIẾN ĐẤU, khi mà bạn vẫn được kích hoạt hiệu ứng bình thường chứ chưa bị giới hạn).

Sau đây là ví dụ đầu tiên. Do có quá nhiều chữ nên mình xin tóm tắt nhẹ nhàng "Có sự thay đổi về chất (có những con gì) và/hoặc lượng (có bao nhiêu) quái thú khi vừa tuyên bố tấn công thì được TẤN CÔNG LẠI".

Ví dụ này thì đã quá dễ hiểu "1 quái thú mất khả năng tấn công thì được TẤN CÔNG LẠI", và không nhất thiết là thằng đăng tấn công. (Cơ mà đang tấn công mà cho nghỉ tấn công thì tấn công lại kiểu gì).
Ừ thì có thể hiểu là "Tự nhiên lại mất 1 thằng được tấn công, ta phải tính lại xem nên dùng thằng nào đấm thằng nào".

Đây là ví dụ ảo ma nhất. Đang phải đấm quái mà được đấm trực tiếp, gây nhiều thiệt hại á? Cho bố TẤN CÔNG LẠI cái nào...
Nhắc lại lần cuối, một khi đã chạm đến bước Thiệt hại (đang bắn chém nhau điên cuồng để mà tính thiệt hại rồi ấy) thì không được tấn công lại nữa.

Giai đoạn Chính 2 (hay còn được gọi là M2 hay MP2) là lúc mànbạn bắt đầu chơi sau khi quét sân đối thủ bằng Evenly Matched...
Đùa thôi, rõ ràng là sau khi ăn vài ba con Bẫy bất ngờ trong khi chiến đấu thì bạn phải được bày binh bố trận tiếp nữa chứ. Đó cũng là lý do mà bạn BUỘC phải tiến đến MP2 trước khi hết lượt, khi mà ở chiều ngược lại đối thủ cũng phải được chuẩn bị sau khi (có thể) bị bạn dồn đến gần chết.
Giai đoạn Kết thúc thì đơn giản là khi có hiệu ứng nào nhắc đến thì thực hiện thôi, cũng như vứt bài từ tay xuống Mộ để còn đủ 6 con (nhưng chắc không ai muốn ném bài của mình đi đâu, và nhớ là việc vứt bài được làm SAU CÙNG).

Đã đến lúc học về khoảnh khắc căng thẳng và khó khăn nhất: Bước Thiệt hại aka Damage Step.
Nhắc lại lần nữa thì đây là lúc so găng đọ kiếm giữa 2 quái thú (hoặc là tấn công trực tiếp), bạn không thể tự tiện bừa bãi kích hoạt hiệu ứng, chỉ có loại tăng giảm chỉ số (thêm kiếm buff giáp); hiệu ứng phủ nhận việc kích hoạt (RẤT KHÁC VỚI phủ nhận hiệu ứng); và những thằng được KNM ban cho đặc quyền được kích hoạt (ghi thẳng ra trong phần mô tả) mới được thôi.

Quái tôi đấm quái bạn, và cả 2 ở Thế công? Thằng nào ít ATK hơn, thằng đấy tử vong và thằng chủ nó nhận thiệt hại, còn ATK bằng nhau thì cả 2 cùng xuống hố.

Bạn sợ nhận thiệt hại nên để quái ở Thế thủ à? Quái tôi vẫn đấm.
Công to diệt thủ kém, cân bằng không ai đi bụi, mà công cùn gặp thủ chắc thì phải nhận thiệt hại.
Nói qua 1 chút thì như bạn đã thấy, việc để quái thú ở Thế thủ sẽ giúp cho người điều khiển nó không nhận thiệt hại chiến đấu. Chính vì vậy mà trò chơi không cho phép bạn Triệu hồi Thường ở Thế thủ mặt ngửa, nó quá rõ ràng đi ngược lại tôn chỉ trò chơi: Triệu hồi và Chiến đấu.
Úp Thường thì lại là một câu chuyện khác, nó thể hiện sự bí ẩn, và khiêu khích đối thủ đấm nó để xem nó là cái gì, và lỡ DEF của nó to thì thằng đấm còn "dính độc ngược" (thực ra đang thắng thì nói thế, đang thua mà Úp Thường nó lại bảo "rén" nên quái thú phải "cúi đầu", "úp mặt" thôi).

Việc để cho sân mình trống trơn thể hiện rằng bạn chả có một quái thú trung thành, hay tên lính culi nào bảo vệ cả, nên phải chấp nhận bị tấn công trực tiếp thôi...
Nếu bạn tự nhiên lật Ma pháp gọi "Bầy tôi trung thành", hoặc Cạm bẫy phá quái thành công... thì đối thủ lại ôm đầu bảo "Ao chình quá" thôi.

Phải nói thật với các bạn, đối với tôi, việc các hiệu ứng tạo Chuỗi mới là thứ khiến cho trò chơi này trở nên cực kì hấp dẫn. Bởi vì sao? Bạn kích hoạt 1 hiệu ứng mạnh, tưởng mình thắng rồi? Nhưng không, nếu đối thủ có những lá bài/hiệu ứng có thể đáp lại được, họ được làm thế, và quan trọng, là ĐƯỢC thực hiện trước... Việc nháy sau, thực hiện trước làm cho trò chơi trở nên rất bất ngờ và biến hóa, cũng như đem lại lợi thế cho cả đối thủ mặc dù đang trong lượt của chủ lượt chả hạn... Tốc độ Phản hồi cũng là một trong những cái hay đó. Tốc độ càng thấp, bạn càng bất lợi.

Nhìn vào đây thì bạn có thể thấy vì sao mà mặc dù các Cạm bẫy Phản đòn rất làm cản trở mạch đấu của bạn (phải được Úp trước, phải đợi đối thủ làm gì đó thì mới được kích hoạt) nhưng vẫn được dùng rất nhiều: Vì nó có Tốc độ 3, mạnh vượt bậc so với các loại còn lại, khiến cho chỉ Cạm bẫy Phản đòn mới đáp lại được các Cạm bẫy Phản đòn thôi. P/s: Nhưng không vì thế mà các Hiệu ứng tốc độ 2 kém hiệu quả đâu nhé!!!

Ờ thì mặc dù cái sơ đồ này là đủ, nhưng tôi vẫn muốn các bạn tưởng tượng 1 tí: Hãy coi mỗi lá bài/hiệu ứng được kích hoạt là 1 chồng "tài liệu" cần được "giải quyết", càng nhiều Mắt xích được tạo ra thì có càng nhiều tập "tài liệu" được xếp chồng lên nhau. Nhưng khi bạn đưa sếp để "giải quyết" đống "tài liệu" ấy, chả ông nào làm từ dưới lên (tức là thực hiện theo thứ tự kích hoạt) cả, mà toàn "giải quyết" từ tập trên xuống tập dưới thôi.

Và cuối cùng, ví dụ về Chuỗi hiệu ứng: Như sơ đồ bên phải, các bạn hay thấy trong các nền tảng Yu-Gi-Oh! Tự động xử lý theo luật như Edopro, Dueling Nexus (nhân tiện nói lại thì bọn mình đang dịch bài cho các nền tảng này đó). Còn ở bên trái là hình minh họa 1 Chuỗi hiệu ứng mà bọn mình đú theo game Master Duel sắp ra mắt. Dân gian hay nói gọn thế này: "HPD cl1, TR cl2, STotB cl3", còn như thế nào thì hình vẽ đã có, lời giải thích đã ghi.
Lưu ý là không phải Mắt xích nào thì yêu cầu lá bài/hiệu ứng Tốc độ đấy đâu nhé, miễn là thằng sau cao hơn hoặc bằng thằng trước, và nếu có 2+ Hiệu ứng gặp Điều kiện xảy ra cùng lúc thì mới có cùng nhiều thằng Tốc độ 1 trong cùng 1 Chuỗi được.

Ờ thì hôm trước ta đã bàn đến việc 1 Chuỗi lá bài/hiệu ứng sẽ tuân theo quy luật "kích hoạt sau – thực hiện trước", qua đó cân bằng lợi thế cho cả 2 người chơi, thì hôm nay ta sẽ xem thứ làm nên lợi thế của người đi trước: Quyền Ưu tiên (Lượt ai người đó tùy ý kích hoạt).
Lưu ý là sau khi 1 Chuỗi hiệu ứng được thực hiện xong, Quyền Ưu tiên cũng được nhường cho đối thủ nhé (Ví dụ rõ ràng nhất là bạn hoàn toàn có thể phủ nhận hiệu ứng của Accesscode Talker của đối thủ trước khi nó bắn tung sân của bạn dù nó không cho đối thủ đáp lại các hiệu ứng của nó, bằng cách đợi cho hiệu ứng tăng ATK của nó được thực hiện xong thì kích hoạt hiệu ứng của Effect Veiler/Infinite Impermanence...).

Do các Thể thức khác nhau có các Danh sách Cấm và Giới hạn khác nhau, nên khi xây dựng Bộ bài hãy định hướng nó theo 1 Thể thức nhất định mà bạn thích, gặp kèo lệch thì nên bỏ, hoặc sửa lại Bộ bài của mình và chiến thôi (cũng mất kha khá thời gian để thích nghi đấy).
(Thật ra có 2 Thể thức nữa. Môt là TCG Truyền thống - TCG Tradditional, nơi mà tất cả các lá bài bị Cấm đều được chơi 1, và... hết, còn lại chả khác gì TCG. Cơ mà bây giờ chả ai chơi kiểu thế nữa. Hai là Thể thức GOAT – hay còn gọi là Danh sách cấm 4/2005 dành cho những người muốn chơi hệ cổ đại – khi mà chỉ có những lá bài thời đó trở về trước mới được sử dụng).

Để cho dễ hiểu: Những cái gì mà bạn chỉ nhìn thấy mặt sau, ở tất cả mọi chỗ thì bạn chỉ được biết số lượng, còn LP và những cái gì đang để ngửa thì bạn được biết chi tiết hết (trên sân thì cũng thế thôi).
Mục đích của việc "mặc dù nghe như cùng lúc, nhưng thằng chủ lượt phải làm trước" để là để có thể giải quyết các hiệu ứng ngay lập tức có hiệu lực khi có chuyện gì đó xảy ra – tạo nên sự khác biệt cho mỗi người chơi.
Về SEGOC, nhớ ngắn gọn. Các Hiệu ứng Gặp điều kiện cùng lúc sẽ được xếp Chuỗi theo thứ tự: Bắt buộc của chủ-Bắt buộc của đối-Tùy chọn của chủ-tùy chọn của đối. Còn "bắt buộc" hay "Tùy chọn" thì tìm chữ "Bạn có thể" (You can) trên các Hiệu ứng Gặp điều kiện (Trigger Effect) nhé, có thì là "Tùy chọn" thôi.

Nhìn chung, 0 ATK tức là vô hại, đòi đấm chết ai...
Luật chơi là nhất á??? Không, hiệu ứng mới là nhất, đè lên trên luật chơi luôn nhé!
Nói lần nữa, Counter là bộ đếm, chỉ quan trọng là "tên gì, số lượng bao nhiêu, đặt ở trên lá nào" thôi.
Thường thì các bạn hay tạo Chuỗi nhằm việc đáp lại hành động kích hoạt các lá bài/hiệu ứng: có thể là muốn ngăn chặn chúng được thực hiện, cũng có thể là muốn hàng của mình được thực hiện trước. NHƯNG NHỚ LÀ: các hành động còn lại (bao gồm cả việc đang thực hiện các hiệu ứng trong Chuỗi) là KHÔNG THỂ NGĂN CẢN, KHÔNG THỂ ĐÁP LẠI, một khi chúng đã xảy ra, bạn chỉ có thể kích hoạt các lá bài/hiệu ứng sau đó thôi.

Do cơ chế đặt các lá bài dưới 1 Quái thú Xyz để làm nguyên liệu cho nó, chỉ nó mới có, nên "luật chơi" của nó có chút khác biệt:
- Nó rời sân=Nguyên liệu rớt Mộ (chứ chả nhẽ về Bộ bài Đặc biệt cũng kéo theo nguyên liệu?).
- Nó gắn 1 nguyên liệu đang có sẵn trên sân = lá đó không còn trên sân, nhưng không xem là rời sân.

Nếu bạn biết đọc thì sẽ biết tấn công trực tiếp là gì thôi...
Nhớ là có 2 trạng thái trục xuất là ngửa mặt và úp mặt nhé.
Q: Chiến đấu xong chưa?
A: Sắp xong rồi, đợi tôi tính thiệt hại đã!
Loại thiệt hại còn lại gọi là thiệt hại hiệu ứng.

"Trên sân" thì đương nhiên không tính Mộ, Bộ, và trục xuất rồi.
Nguyên mẫu 1 hiệu ứng tiêu chuẩn:
"Bạn phải thỏa mãn điều kiện và/hoặc thời điểm ở đây: Bạn trả phí và/hoặc chọn mục tiêu lúc này; cuối cùng là thực hiệu hiệu ứng ghi ở đây."
Cứ cái gì trên sân bạn thì bạn điều khiển cái đấy.
Cứ cái gì đặt ở nửa bàn đấu của bạn thì là thuộc quyền sở hữu của bạn.
1 Lưu ý nhỏ: Phá hủy bài chưa bao giờ là 1 loại phí phải trả (ít nhất là cho đến lúc này).

"Không bắt buộc điểm đến" tức là nếu có 1 hiệu ứng nào đó cấm gửi bài xuống mộ, bạn vẫn có thể trả phí bằng cách "bỏ bài từ tay".
Nếu bạn phân vân không biết 1 dòng nào đó trong phần mô tả có phải là hiệu ứng hay không (1 số câu rất khó phân biệt), hãy kiểm tra bản tiếng Nhật của lá bài đó (google dịch ảnh hoặc đại loại thế), nếu nó được đánh số, nó là hiệu ứng nhé.
Việc "1 quái thú đang được trang bị cho 1 quái thú khác" không được đổi mục tiêu là bởi chúng được trang bị bằng hiệu ứng của 1 lá bài, không giống như các Ma pháp, Cạm bẫy, và Quái thú Liên hợp (chúng được trang bị cho 1 quái thú dưới dạng cơ chế của trò chơi).

Úp mặt hay không còn trên sân nữa? Lũ trang bị cút hết.
Một cách hình tượng thì tưởng tượng lúc bạn đang "xới" đất lên, và đương nhiên là lúc đó chỗ đất bạn xới lên vẫn ở trên mặt đất, trước khi được trả lại chỗ cũ, hoặc đem đi giải quyết việc khác rồi.
ATK/DEF gốc được in trên lá bài.
Xuống Mộ hoặc bị phủ nhận hiệu ứng mà được hỏi cứ đáp là 0.
Đây chính là lý do tạo nên sự khác biệt giữa "Bỏ bài từ tay" và "Gửi bài từ tay xuống Mộ". Hãy nhớ là phải trả phí y xì những gì lá bài đó yêu cầu, không du di, không ăn bớt.
Ví dụ nếu "Marco Cosmos" đang ở trên sân (mọi lá bài sắp rớt xuống Mộ sẽ bị trục xuất), bạn KHÔNG THỂ trả phí nếu nó bắt "Gửi bài từ tay xuống Mộ" (quy định đích đến) nhưng vẫn có thể trả phí nếu lá đó yêu cầu "Bỏ bài từ tay" (không quy định điểm đến).

Đôi khi 1 quái thú không chỉ gây thiệt hại xuyên thủ, nó còn gây GẤP ĐÔI thế, và tưởng tượng Blue-Eyes Chaos Max Dragon đấm 1 con có DEF 0 mà xem, 1 pha OTK bao ngầu...
ChỌn NgẪu NhIêN kHôNg Ăn GiAn NhÉ...
Không có gì để nói với từ này cả.
Nhìn chung, nếu hiệu ứng bắt để về đỉnh/đáy Bộ bài thì không nói, còn cứ bắt đụng vào bộ bài thì làm xong phải xào bài và cho đối thủ cắt.

Ừ thì có tận 3-4 cách để nói về việc đưa bài xuống mộ, nên phải hết sức để ý nhé, vì mỗi kiểu đưa bài vào Mộ lại gây ra những hiệu ứng/hiệu quả khác nhau.
Tưởng tượng 1 chút thì đưa 1 lá bài bị trục xuất về Mộ phải được gọi lại "quay lại trò chơi", nên không được công nhận là gửi bài xuống Mộ.
Bài ở trên sân mà chỉ thấy mặt dưới auto bài Úp nhé.
Ừ thì bạn có thể khoe trình xào bài uốn ép các kiểu, nhưng hỏng bài mình thì tự xót, hỏng bài đối thủ thì đi mà đền thôi.
Đừng bảo bạn không biết xào bài nhé...
Lại 1 từ nữa không yêu cầu điểm đến, tức là việc trả phí sẽ bớt khắt khe hơn, và... thế thôi, hết rồi.

Hãy Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận!